Thi công sơn epoxy chuẩn kỹ thuật và chất lượng

      Thi công sơn epoxy chuẩn chất lượng. Thiết kế Vạn An Group cung cấp quy trình kỹ thuật chi tiết thi công loại sơn nền sàn epoxy phổ biến hiện nay.

      Thi công sơn epoxy cho nền, sàn nhà xưởng là công đoạn không thể thiếu trong quá trình xây dựng. Vì vậy, nhu cầu tìm hiểu thông tin, kiến thức về sản phẩm sơn epoxy cũng như quy trình thi công sơn như thế nào cũng đang được các chủ đầu tư tìm hiểu.

      Yêu cầu thi công sơn nền sàn epoxy đảm bảo chất lượng, thẩm mỹ và giá thành hợp lý là những mối quan tâm hàng đầu đối với những chủ đầu tư có dự định sử dụng dòng sản phẩm này. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế xây dựng, chuyên mục sơn nhà đẹp của Vạn An Group sẽ tổng hợp và đưa ra một số kiến thức cơ bản về sơn epoxy để quý bạn đọc tham khảo.

thi công sơn epoxy

Sơn epoxy phổ biến hiện nay

1. Sơn epoxy là gì? Ưu điểm của việc thi công sơn epoxy

      Sơn epoxy là sản phẩm sơn sàn công nghiệp cao cấp. Sơn sàn epoxy luôn bao gồm 2 thành phần là: “Sơn và đóng rắn” (còn gọi là phần A và phần B) được đóng gói theo đúng tỉ lệ của nhà sản xuất. Khi thi công cần trộn đều 2 thành phần này lại với nhau để tạo thành hệ thống sản phẩm sơn sàn epoxy.

      Khác với tất cả sản phẩm sơn thông thường (khô bằng bay hơi). Sơn epoxy hóa cứng dựa trên phản ứng hóa học 2 thành phần A và B (sơn và chất đóng rắn). Điều này tạo cho sơn epoxy có khả năng chịu lực và chống mài mòn cực tốt.

thi công sơn epoxy

Các loại sơn epoxy hiện nay

      Việc bạn sử dụng loại sơn này cho nền sản xưởng có thể giúp bảo vệ bề mặt sàn bê tông, khả năng kháng trầy xước, mài mòn và chịu áp lực cao; đảm bảo tính thẩm mỹ, bằng phẳng và sáng bóng cho nền xưởng. Ngoài ra, khi sử dụng loại sơn này còn giúp đảm bảo sàn không bị bám bụi bẩn, dầu mỡ, chống nấm mốc và kháng khuẩn. Không chỉ vậy, bạn cũng sẽ không cần phải tốn quá nhiều thời gian thi công, tính ổn định cao và ít phải sửa chữa quá nhiều nên bạn có thể tiết kiệm chi phí hiệu quả.

>> Bạn đọc thường xem thêm: Sơn sàn epoxy là gì? Quy trình sơn sàn epoxy chuẩn kỹ thuật.

2. Phân loại sơn epoxy

      Sơn epoxy là một loại sơn được sử dụng phổ biến hiện nay. Dòng sản phẩm sơn này có rất nhiều loại khác nhau, tùy thuộc theo từng đặc tính cơ lý mà loại sơn này được pha trộn để tạo lên một sản phẩm sơn phù hợp. Hiện nay, trên thị trường dòng sơn này bao gồm 3 loại sơn chủ yếu:

  • Sơn epoxy gốc dầu
  • Sơn epoxy gốc nước
  • Sơn epoxy không dung môi

      Mỗi loại sơn lại có những đặc tính và cách thức ứng dụng phù hợp với điều kiện thực tế nhưng về cơ bản đều đảm bảo các tiêu chí cơ bản của một loại sơn cần phải có.

      Ngoài ra, dựa theo mục đích sử dụng, sơn epoxy được phân loại thành 4 sản phẩm chính:

  • Sơn epoxy hệ lăn (phun)
  • Sơn epoxy hệ tự san phẳng
  • Sơn epoxy chống ăn mòn axit – hóa chất
  • Sơn epoxy chống tĩnh điện
>> Bạn đọc thường xem thêm: Bảng màu sơn nhà chuẩn đẹp hiện nay.

2.1 Sơn epoxy hệ lăn

      Sơn epoxy hệ lăn là hệ thống sơn sàn epoxy giá rẻ – tiết kiệm chi phí, được thi công bằng phương pháp lăn rulo 3 lớp: 1 lớp sơn lót + 2 lớp sơn màu hoàn thiện. Thi công sơn epoxy hệ lăn phù hợp cho các nhà xưởng chịu tải trọng xe nâng, xe kéo mức độ trung bình.

Sơn epoxy 2 thành phần hệ lăn

2.2 Sơn epoxy hệ tự san phẳng

      Sơn epoxy hệ tự san phẳng hay còn gọi là tự cân bằng, Lining hoặc Self Leveling. Thi công bằng cào cán gồm 1 lớp sơn lót và 2 lớp sơn epoxy tự san phẳng hoàn thiện bề mặt, chiều dày từ 1 – 3mm. Loại sơn này phù hợp với các nhà xưởng chịu tải trọng nặng và chống mài mòn cao với lượng xe nâng, hàng hóa di chuyển thường xuyên. Đặc biệt sơn epoxy tự san phẳng có tính kháng khuẩn – đạt tiêu chuẩn trong phòng sạch, dược phẩm, y tế.

Thi công sơn epoxy tự san phẳng

2.3 Sơn epoxy chống ăn mòn axit – hóa chất

      Đây là sản phẩm sơn sàn epoxy có khả năng chống chịu axit và các hóa chất ăn mòn. Sơn epoxy kháng hóa chất được sử dụng cho các khu vực sàn nhà xưởng thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất, axit gây ăn mòn như là nhà máy: hóa chất, thực phẩm, gia vị, nhà máy bia, chế biến hoa quả,…

Chống axit ăn mòn, kháng hóa chất

2.4 Sơn epoxy chống tĩnh điện

      Là hệ thống gồm sơn epoxy mang điện trở cao kết hợp than hoạt tính dẫn điện và hệ thống dây dẫn đồng nối đất giúp trung hòa điện tích. Sơn epoxy chống tĩnh điện cho phép kiểm soát hiện tượng tĩnh điện và chống phát sinh tia lửa điện sau khi hoàn thiện. Sơn epoxy chống tĩnh điện được sử dụng cho các khu vực nhà máy sản xuất điện tử, chip, bo mạch,…; trung tâm kiểm định, đo lường; các kho thuốc súng, pháo hoa, đạn dược, tên lửa,…

3. Khâu chuẩn bị công trình thi công sơn epoxy

      Việc thi công sơn màu epoxy được thực hiện trên nền bê tông, sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của nền bê tông. Vì vậy, để có được công trình đạt chất lượng và thẩm mỹ, bạn nên chuẩn bị ngay từ công đoạn ban đầu là đổ bê tông nền nhà.

      Yêu cầu đối với nền bê tông nhà xưởng thi công sơn epoxy:

  • Bê tông thương phẩm mác bê tông từ 250 trở lên.
  • Nền nhà xưởng phải để các khe dãn nở bê tông.
  • Phải tiến hành chống thấm ngược trước khi tiến hành đổ bê tông nền. Phương pháp chống thấm: Lót 2 lớp nilon, trải vải địa kỹ thuật hoặc trải màng bitum.
  • Lấy cốt sàn thật chuẩn, dùng máy xoa nền xoa tạo phẳng toàn bộ bề mặt sàn bê tông. Nền bê tông nhẵn và bằng phẳng quyết định rất lớn đến chất lượng thi công sơn epoxy.

thi công sơn epoxy

Xử lý mặt sàn trước khi thi công sơn epoxy

4. Quy trình kỹ thuật thi công sơn epoxy

      Việc thi công sơn epoxy theo đúng quy trình đưa ra rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, độ bền và tính thẩm mỹ của công trình.

4.1 Khảo sát, đánh giá bề mặt

  • Kiểm tra độ dày, độ phẳng của bề mặt nền. (Nền có cốt sắt hay lưới chống rạn nứt không, có chống thấm?)
  • Mác bê tông.
  • Nền có trộn chất đông cứng hay chất phụ gia nào khác không ?
  • Thời gian thi công nền là bao lâu? (tối thiểu 28 ngày)
  • Mục đích sử dụng của nền sau khi thi công (nhà ở, văn phòng, nền xưởng sản xuất, xưởng lắp ráp, nền kho chứa, phòng sạch)

4.2 Lập phương án thi công

      Trên kết quả đánh giá hiện trạng nền, xem xét và trao đổi về yêu cầu đối với công trình (màu sắc, độ dày, mục đích sử dụng,…). Trên cơ sở đó, thống nhất những phương án thi công sơn epoxy hợp lý đảm bảo chất lượng công trình theo đúng yêu cầu, mục đích sử dụng, tiết kiệm chi phí.

4.3 Thi công sơn và giám sát thi công sơn epoxy

      Sau khi phương án thi công sơn đã được thống nhất, các đội thi công và giám sát thi công sẽ tổ chức triển khai thực hiện các bước thi công.

  • Bước 1: Vệ sinh bề mặt sàn

      Mặt sàn nhà xưởng sau khi thi công đổ bê tông xong, bề mặt sàn thường có nhiều bụi, vật dơ bẩn. Tất cả những yếu tố này làm cho sơn không bám tốt vào bề mặt sàn, do vậy phải tiến hành vệ sinh bề mặt sàn đồng thời mài sơ qua bề mặt sàn để tạo độ nhám nhất định giúp cho lớp sơn lót dễ bám vào mặt sàn. Sau khi mài ta tiến hành dùng máy hút bụi công xuất lớn hút lớp bụi bẩn làm sạch mặt sàn, nền sàn lại 1 lần nữa.

  • Bước 2 : Trám trét những chỗ lồi lõm (putty)

      Mặt sàn sau một thời gian sử dụng thường có các vết nứt, vết rạn thậm chí bong mảng lớn. Trước khi sơn, đơn vị thi công sơn epoxy phải sử dụng một loại hỗn hợp có đặc tính: nhanh khô, chịu tải trọng tốt, bám sơn tốt… đó chính là putty. Nó sẽ được dùng để trám trét lên những bề mặt bị lỗi. tạo độ phẳng cho công trình và cả thẩm mỹ nữa.

  • Bước 3: Sơn lớp Primer (lớp sơn lót)

      Primer là một lớp sơn lót sử dụng để sơn trực tiếp xuống nền nhà xưởng. Như vậy chũng ta sẽ tiến hành sơn khi bề mặt nền đã được vệ sinh sạch sẽ. Lớp sơn lót được pha trộn theo tỷ lệ của nhà sản xuất quy định và trải đều trên bề mặt nền bằng rulo lăn sơn.

  • Bước 4 : Sơn lớp phủ Epoxy 1 (lớp thứ nhất)

      Sau khi lớp sơn lót tiến hành xong. Khoảng sau 1.5h hoặc 2h tùy thuộc vào nhiệt độ và thời tiết sẽ khô là lúc chúng ta sơn lớp sơn thứ nhất.

      Lưu ý khi sơn lớp sơn thứ nhất:

      Pha sơn theo đúng tỷ lệ nhà sản xuất quy định. Khi pha sơn nhất định phải dùng cân để cân khối lượng sơn. Tuyệt đối không được ước chừng. Nếu sai tỷ lệ thành phần A và B , nhẹ thì lớp sơn không đồng màu . Nặng thì sơn không chết.

      Chỉ tiến hành sơn khi lớp sơn lót đã khô hoàn toàn.

  • Bước 5: Sơn lớp phủ Epoxy 2 (lớp thứ hai) – Kiểm tra bề mặt trước khi hoàn thiện

      Đây là bước cuối cùng trong quy trình thi công sơn epoxy rồi. Bạn chỉ việc đợi sau khi nước sơn thứ nhất khô (thường là sau 2h), sau đó ta tiến hành sơn lớp thứ 2.

4.4 Nghiệm thu công trình

thi công sơn epoxy

Cần phải tuân thủ quy trình thi công sơn epoxy đúng tiêu chuẩn

5. Một số lưu ý khi chọn mua sơn epoxy

  • Lựa chọn nhà cung cấp sơn uy tín: Để lựa chọn được sản phẩm sơn đảm bảo chất lượng thì bạn nên lưu ý lựa chọn nhà cung cấp sơn uy tín. Bạn nên tìm đến các đại lý chuyên phân phối sản phẩm sơn của hãng để lựa chọn được sản phẩm sơn đảm bảo chất lượng. Hãy tìm hiểu thật kỹ thông tin của các đại lý trước khi quyết định chọn mua sản phẩm.
  • Kiểm tra kỹ sản phẩm: Việc kiểm tra sản phẩm trước khi chọn mua là điều rất quan trọng nếu bạn muốn chọn mua được sản phẩm chính hãng, chất lượng. Hãy đảm bảo rằng thùng sơn mà bạn chọn mua không có dấu hiệu cậy mở lắp, các chi tiết in trên thùng sơn rõ nét và cũng nên chú ý đến hạn sử dụng của sản phẩm.

      Kỹ thuật thi công sơn epoxy đúng tiêu chuẩn cùng với việc lựa chọn dòng sơn epoxy phù hợp sẽ mang lại một nền công trình sáng bóng và chất lượng. Hy vọng với những thông tin mà Thiết kế Vạn An cung cấp sẽ giúp bạn có thêm thông tin về sản phẩm sơn epoxy cũng như quy trình kỹ thuật chuẩn để thi công loại sơn này.

0/5 (0 Reviews)