Cách bảo quản sữa mẹ giữ nguyên giá trị dinh dưỡng, các mẹ cần biết

      Cách bảo quản sữa mẹ an toàn đảm bảo được lượng sữa sử dụng cho con là điều vô cùng quan trọng đối với các bà mẹ bỉm sữa. Nhất là với các mẹ mới sinh bé đầu lòng còn nhiều bỡ ngỡ và chưa có nhiều kinh nghiệm. Cần bảo quản lượng sữa mẹ thế nào để khi mẹ đi làm vẫn có được nguồn sữa dinh dưỡng cho con? Góc chia sẻ của Vạn An Group sẽ chia sẻ với các mẹ bỉm sữa cách bảo quản sữa mẹ giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng rất cần thiết cho trẻ.

1. Hướng dẫn cách bảo quản sữa mẹ

      Trước khi bảo quản sữa mẹ các bạn cần vệ sinh các dụng cụ vắt sữa, rửa sạch tay đặc biệt cần vệ sinh bầu vú sạch sẽ rồi mới thực hiện vắt sữa để trữ đông.

      – Sữa mẹ sau khi được vắt ra cần cho vào túi đựng sữa chuyên dụng hoặc hũ thủy tinh đã được tiệt trùng. Dán kín túi sữa hoặc đậy kín hũ sữa lại, dùng bút ghi giờ, ngày vắt sữa ra bên ngoài để khi sử dụng các mẹ biết túi nào sử dụng trước, túi nào sử dụng sau. Đây là cách bảo quản sữa mẹ thông dụng nhất được các bác sĩ khuyên dùng.

cách bảo quản sữa mẹ

Trữ sữa vào túi chuyên dụng

      – Sau khi ghi xong ngày giờ cần cho ngay sữa vào ngăn mát tủ lạnh. Để sữa khoảng 30 phút thì cho lên ngăn đá để trữ đông. 

      – Sữa mẹ khi trữ đông có thể trữ được tối đa là 6 tháng khi duy trì được mức nhiệt độ – 18 độ C.

cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất

Trữ sữa trong tủ lạnh

      – Trong trường hợp bảo quản với thời gian ngắn hơn thì sữa mẹ có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh 48 giờ. Hoặc ở nhiệt độ 26 độ C sữa mẹ để được tối đa 6 giờ.

2. Một số điều cần lưu ý khi bảo quản sữa mẹ

      – Đối với dụng cụ trữ sữa thì tốt nhất là nên chọn hũ thủy tinh để đảm bảo độ nguyên chất tuyệt đối cho sữa mẹ. Hoặc túi trữ sữa chuyên dụng mua tại các cử hàng bán sữa hoặc các siêu thị.

cách bảo quản sữa mẹ

Sữa đựng trong hũ thủy tinh đảm bảo an toàn

      – Trên dụng cụ trữ sữa nhất định phải ghi rõ giờ, ngày trữ sữa.

      – Khi trữ sữa trong túi trữ sữa chuyên dụng không nên để ở mức tối đa. Tốt nhất chỉ nên để trong khoảng 80 ml đến 120 ml để tránh việc khi dán miệng túi quá đầy sữa trào lên miệng túi gây hỏng sữa. Đây là cách bảo quản sữa mẹ hữu hiệu mà các bác sĩ thường khuyên dùng.

      – Trong gia đình tử lạnh sẽ được sử dụng để bảo quản nhiều thứ bao gồm các loại thực phẩm. Vì vậy khi bảo sữa được đựng vào các túi nhỏ xong các bạn nên cất vào một hộp lớn rồi hãy cho vào tủ nhé. Dĩ nhiên là chiếc hộp này cũng phải thật sạch rồi.

      – Để đảm bảo sữa không bị hỏng và bảo quản được lâu thì sữa mẹ nên được làm lạnh trước khi chuyển lên ngăn trữ đông.

3. Rã đông sữa mẹ và sử dụng

      – Sau khi có cách bảo quản sữa mẹ giữ được dinh dưỡng và an toàn cho bé. Sữa từ trong tủ lạnh bỏ ra cần được rã đông đúng cách.

      – Nhìn vào thời gian ghi trên túi trữ sữa mà các mẹ lựa lấy những túi sữa vắt trước chuyển xuống ngăn mát của tủ lạnh trong khoảng 3 – 4 giờ. Khi sữa đã tan hết đá thì lấy ra đặt nguyên túi vào bát nước ấm khoảng 40 độ C.

cách bảo quản sữa mẹ

Ngâm sữa vào nước ấm để bé sử dụng

      – Sữa ấm nên đổ vào bình uống sữa đã được làm sạch. Sau đó lắc đều nhẹ tay để phần cặn sữa chứa các chất dinh dưỡng tan đều vào sữa.

      – Trước khi cho bé uống cần thử sữa trước bằng cách nhỏ vài giọt sữa vào phần cổ tay để đảm bảo nhiệt độ thích hợp của sữa cho bé. Nếu bé không uống hết lượng sữa đã được rã đông thì phải bỏ đi chứ không được giữ lại.

4. Một số cách gọi sữa nhanh về cho các mẹ mới sinh

4.1. Cho con bú ngay khi con được về với mẹ

      Khi mới sinh em bé xong thì sau khoảng 48 – 72 giờ sữa mẹ sẽ về. Chú ý đây là những giọt sữa non vô cùng dinh dưỡng cho bé. Hãy cho con bú ngay khi hộ sinh đưa con về với mẹ. Mặc dù lúc này bầu sữa của các mẹ còn mềm và có ít sữa  hoặc chưa có sữa. Nhưng với cho con bú sẽ kích thích sữa nhanh về hơn.

      Tuy nhiên không phải mẹ bỉm sữa nào cũng có nhiều sữa để nghĩ tới cách bảo quản sữa mẹ nên cần trang bị cho mình cách gọi sữa hiệu quả. Và không phải mẹ bỉm sữa nào sinh xong sữa cũng về ngay. Để sữa nhanh về cho con bú các mẹ có thể tham khảo thêm các phương pháp dưới đây.

4.2. Xoa bóp bầu ngực đúng cách

      – Sau khi sinh xong dù còn nhiều mệt mỏi nhưng các mẹ hãy cố gắng xoa bóp bầu ngực của mình. Dùng tay mát xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ từ chân ngực ra đầu ti, mỗi bên xoa bóp khoảng 10 phút.

gọi sữa mẹ

Mát xa ngực gọi sữa

4.3. Mẹo gọi sữa mẹ về sử dụng lá mít non

      – Theo truyền miệng dân gian thì nếu sinh con trai thì dùng 7 lá, con gái dùng 9 lá mít đun sôi  lên. Dùng lược nhúng vào chải lên bầu ngực theo chiều từ chân ngực ra đến đầu ti. Nếu là con trai chải 7 lần, con gái thì chải 9 lần. Sau đó dùng khăn xô mềm giặt vào nước lá mít để vệ sinh bầu ngực. Nhất là ở phần đầu ti nước lá mít giúp làm mềm và sạch các mảng bám trên đầu ti, làm thông tia sữa. Đây là mẹo rất thường dùng đối với các mẹ bỉm sữa vừa sinh xong.

chữa tắc sữa mẹ

Sử dụng những lá mít non

      – Để lại khoảng 1 cốc nước lớn nước lá mít và uống ngay khi còn ấm. Làm như vậy chỉ mấy tiếng sau các mẹ sẽ thấy bầu ngực của mình căng lên đấy nhé!.

gọi sữa mẹ

Mẹo gọi sữa mẹ về sử dụng lá mít non

4.4. Nặn sữa đúng cách và những mẹo hữu hiệu khác

      Ngoài chia sẻ cách bảo quản sữa mẹ chuyên mục lời hay ý đẹp sẽ chia sẻ thêm với các mẹ những mẹo gọi sữa hiệu quả.

      – Sau khi xoa bóp bầu ngực khoảng 30 phút các mẹ cần phải nặn sữa để các tia sữa được thông. Các mẹ rửa tay thật sạch rồi dùng tay nặn ngón tay trỏ và ngón cái đặt lên núm ti rồi nặn đều ra. Lần đầu nặn sữa chỉ ra vài giọt dù cảm thấy rất đau nhưng các mẹ hãy cố gắng nhé.

      – Nên uống nhiều nước. Các mẹ sau khi sinh nên uống nhiều nước khoảng 1,5 đến 2 lít mỗi ngày để lượng sữa mẹ về dồi dào. Nên sử dụng nước còn ấm nóng để kích sữa nhanh về hơn nhé.

      – Nên duy trì chế độ ăn uống khoa học và dinh dưỡng, không nên quá kiêng khem theo như dân gian vẫn thường nói. Nên lựa chọn những loại thực phẩm có tính lợi sữa mang nhiều vitamin và dưỡng chất. Nhưng cần lưu ý là không nên ăn rau cải vì loại rau này có tính lợi tiểu về sau sẽ hay buồn tiểu. Chú ý các mẹ nhé [^_^].

      – Ngoài ra các bạn có thể kết hợp sử dụng một số vị thuốc dân gian kích sữa nhanh về như cao chè vằng. Cao chè vằng giúp thông máu lợi sữa ăn ngon miệng rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Mỗi ngày các bạn có thể dùng nước cao chè vằng thay cho nước lọc.

5. Một số cách giúp tăng lượng sữa mẹ

5.1. Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

      Mẹo hay mỗi ngày khuyên các mẹ để đảm bảo cả về số lượng và chất lượng sữa mẹ thì con đường gần nhất đó chính là ăn uống. Chế độ dinh dưỡng quyết định chất lượng nguồn sữa mẹ. Do đó các mẹ cần phải ăn đủ chất.

      – Chế độ ăn uống của mẹ cần đảm bảo 4 nhóm: tinh bột, chất đạm (thịt lợn, thịt bò,..), chất béo (có trong các loại ngũ cốc, dầu ăn…), chất xơ trong các loại rau xanh. Ngoài ra cần bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất khác.

      – Cần ăn đủ và đúng bữa để đảm bảo nguồn năng lượng cho người mẹ. Tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…

cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất

Chế độ ăn uống của các mẹ bầu cần đầy đủ chất dinh dưỡng

5.2. Kích sữa mẹ

      Việc kích sữa thông qua vắt sữa mẹ là một cách rất hiệu quả giúp tăng lượng sữa mẹ. Vắt sữa mẹ có thể thực hiện vắt tay hoặc vắt máy. Thực hiện vắt sữa cần phải vệ sinh tay và bầu ngực sạch sẽ. Đảm bảo bình chứa và dụng cụ hút sữa phải được tiệt trùng trước khi vắt sữa.

cách bảo quản sữa mẹ

Máy hút sữa cầm tay rất thông dụng

      – Đối với vắt sữa bằng tay các mẹ chọn tư thế ngồi thoải mái giữ cốc đựng sữa ở gần vú. Đặt ngón tay cái và ngón trỏ lên quần vú, giữ ngón tay trỏ xuống dưới ngón tay cái phía trên, dùng các ngón tay khác đỡ vú. Ấn nhẹ nhàng ngón tay từ quầng vú xuống hết núm vú. Chú ý không ấn quá mạnh sẽ làm tắc ống sữa. Làm liên tục như vậy đến khi đạt lượng sữa cần thiết.

      – Sau khi vắt xong nếu vẫn còn sữa hãy cho bé bú để bé nhận được lượng sữa béo ngậy thơm ngon nhé.

      – Đối với vắt sữa bằng máy cần mát xa vú trước khi vắt sữa. Lựa chọn phễu vắt sữa vừa với quầng thâm của vú rồi đặt vào vú rồi cắm máy hút sữa thôi ạ !.

      Trên đây mẹo hay mỗi ngày đã hướng dẫn các mẹ cách bảo quản sữa mẹ đúng cách. Không chỉ giữ được giá trị dinh dưỡng mà còn an toàn cho trẻ. Sữa mẹ là nguồn sữa mà không một loại sữa công thức nào có thể thay thế được. Vì vậy nếu các mẹ có nguồn sữa dồi dào hãy vắt bớt ra và cất đi trữ đông cho con, để khi ít sữa đi con vẫn có nguồn sữa mẹ vô cùng quý giá để sử dụng nhé.

0/5 (0 Reviews)