Vật liệu chống thấm hiện nay và thi công chống thấm đạt chuẩn

      Vật liệu chống thấm và ứng dụng của các sản phẩm chống thấm trên thị trường hiện nay. Tư vấn lựa chọn các sản phẩm chống thấm chất lượng, hiệu quả.

      Vật liệu chống thấm là gì và có vai trò gì trong quy trình chống thấm công trình ? Dù là thi công ở bất cứ đâu, các công trình cũng không thể thiếu được những vật liệu, sản phẩm chống thấm. Đây là những sản phẩm được sử dụng để xử lý các sự cố thấm dột nhà cửa hoặc xử lý các vết nứt như nứt chân tường, nứt cổ ống, nứt tường, nứt sàn,… Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Thiết kế Vạn An Group. Bài viết sẽ cung cấp những thông tin đầy đủ nhất về sản phẩm chống thấm và quy trình các bước chống thấm hiệu quả cho công trình.

1. Vật liệu chống thấm phổ biến hiện nay

      Vật liệu chống thấm là các sản phẩm giúp ngăn chặn nước dưới dạng lỏng thâm nhập xuyên qua hay tràn vào trong một vật dụng nào đó. Các sản phẩm chống thấm thường sử dụng vật liệu màng và lớp phủ hay tấm lợp để phủ lên trên, sơn quét, dán bọc ra ngoài, lót dưới đáy để bảo vệ công trình xây dựng khỏi tác hại của nước mưa (mái thấm dột) và nước ngầm (phần ngầm dưới đất), hay nước mặt bao quanh (công trình thủy nằm sâu trong nước).

      Có 2 loại vật liệu chống thấm chính, đó là:

  • Sơn chống thấm: Sơn chống thấm đặc biệt dùng cho các bề mặt vữa trát xi măng hay bê-tông như sàn mái, sàn nhà, tường đứng, sê nô, mái hiên, … Sơn chống thấm có tác dụng ngăn chặn sự thấm nước từ trên xuống dưới cho các bề mặt nằm ngang và chống thấm từ phía được thi công cho các bề mặt thẳng đứng. Thường sử dụng để sơn lên trên bề mặt tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước thường là sơn trên tường lớp ngoài cùng (topcoat). Do có tên gọi là sơn nên ngoài tính năng chống thấm nó cần đảm bảo cả chức năng trang trí và làm tín hiệu.

vật liệu chống thấmSơn chống thấm

  • Chất chống thấm: Thường dùng để xử lí các sự cố thấm do sai hỏng kết cấu như nứt vỡ chân tường, cổ ống, cổ trần, nứt tường, nứt móng… Đặc tính của Chất chống thấm là phải tương hợp tốt với nền (substrate) để đảm bảo khả năng chống thấm.

      Về nguyên tắc, chất chống thấm dạng lỏng đồng dạng với sơn chống thấm do cùng chứa chất tạo màng, dung môi phân tán (thường là nước), bột và phụ gia.

      Chất chống thấm dạng lỏng thường là các loại polymer tổng hợp tồn tại dạng nhũ tương (emulsion) hoặc huyền phù (dispersion) có tác dụng chính là dẻo hóa và tăng bám dính cho thành phần bột chủ yếu là xi măng. Trên thị trường có thể tìm thấy rất nhiều loại sản phẩm như Sika Latex/ Latex TH, Sikatopseal 107 của hãng Sika, CT11A/11B của Hãng Kova, Intoc 04 của hãng Intoc…

vật liệu chống thấm

Chất chống thấm dạng lỏng

      Ngoài ra ta còn thấy có các loại màng chống thấm các loại như giấy dầu (dán bằng bitum nhũ tương), màng bitum dán bằng bitum nóng chảy như Sikabituseal  hoặc bitum nhũ tương hoặc màng bitum tự dán Sikamultiseal. Loại này cũng có loại dùng cho tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời và loại cho công trình ngầm, độ dày thay đổi từ 1,2 đến 2 mm.

      Bên cạnh đó, ta còn có sản phẩm chống thấm cổ truyền vẫn hay được dùng là bitum nhũ tương được cung cấp chủ yếu từ hãng Sika như Sikaproof Membrane và hãng Shell Flintkote. Tuy nhiên dạng này thường dùng cho công trình không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời do đặc tính chịu UV, khả năng kháng kiềm và tính thẩm mỹ.

2. Một số vật liệu chống thấm theo công dụng

2.1 Chống thấm tường ngoài:

      Có thể nói, khâu chống thấm tường có một tầm quan trọng rất lớn đối với tường nhà, nhất là tường ngoài trời nhằm đảm bảo cho tường nhà được bền đẹp và chất lượng theo thời gian.

      Tường ngoài trời là khu vực thường xuyên chịu tác động của các yếu tố thời tiết bên ngoài. Do vậy nếu bạn không thực hiện chống thấm cẩn thận ngay từ đầu thì rất dễ xảy ra trường hợp bị nứt hoặc thấm dột làm ảnh hưởng đến chất lượng tường nhà. Quý vị xem thêm chống thấm tường chi tiết, hiệu quả.

      Theo các kiến trúc sư thì chống thấm tường ngoài nên dùng sơn ngoại thất. Tại các vị trí nhỏ lẻ thì ta kết hợp thêm sản phẩm keo chống thấm nhằm xử lý triệt để hiệu quả nhất.

2.2 Chống thấm mái nhà:

      Trần nhà là nơi phải chịu tác động trực tiếp từ môi trường như nắng mưa… Khả năng bị hao mòn, thấm dột rất dễ xảy ra. Vì thế để hạn chế tối đa các hậu quả mà hiện tượng thấm, dột, nứt từ trần nhà đem lại, bạn cần phải biết đến các cách chống thấm trần nhà sao cho mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất.

Chống thấm trần nhà khỏi tác động môi trường

      Những vật liệu chống thấm mái mà tốt nhất chúng ta có thể kể đến như:

  • Keo chống thấm sàn mái bê tông chuyên dụng:

      Loại keo được sử dụng phổ biến nhất là keo TX-911 có cấu tạo từ PU và Bitum.

      Cách dùng: Bơm keo trực tiếp vào các vết nứt. Keo chống thấm chuyên dụng có khả năng đàn hồi cao giúp trám bít vết nứt trong thời gian dài. Chúng có thể giãn nở thay đổi cho thích hợp dưới tác động của thời tiết. Nhờ vậy, sàn mái bê tông sẽ không bị rạn nứt, thấm dột vào ngày mưa nhiều hay nắng nóng.

  • Chống thấm mái nhà bằng màng chống thấm: Một cách chống thấm trần nhà bê tông khác mà nhiều hộ gia đình sử dụng là việc thi công bằng màng chống thấm nguội hay khò nóng.

      Màng chống thấm được sản xuất từ hỗn hợp giàu bitum và hợp chất chọn lọc Atactic Polypropylene. Khả năng chịu nhiệt, chống tia tử ngoại UV và khả năng chống thấm rất cao. Đặc biệt bên trong màng được gia cố bằng lưới Polyester giúp khả năng chịu xé và chịu kéo rất tốt.

  • Vật liệu chống thấm dạng lỏng: Các sản phẩm chống thấm dạng lỏng mà chúng ta có thể kể đến như: Nhựa đường, sản phẩm chống thấm sika, Flintkote,…

      Cách thi công: Nhựa đường khi được đun nóng chảy, khả năng thẩm thấu, kết dính cực tốt. Nhựa đường có thể tạo lớp màng dày dặn, ngăn nước triệt để. Thời điểm lý tưởng nhất để chúng ta quét nhựa đường là sau khi dùng keo bít hết vết nứt. Với cách này, chúng ta có thể an tâm vì tuổi thọ kéo dài lên đến hàng chục năm. Phương án này thường dùng cho các công trình chịu tác động thấm dột nghiêm trọng thì đây là gợi ý đáng cân nhắc nhất. Thi công cách chống thấm nhà vệ sinh cũng được thực hiện tương tự.

      Với sản phẩm vật liệu chống thấm sika và Flintkote có thể mang đến lớp màng ngăn nước vượt trội cho toàn bộ bề mặt sàn mái nhà bê tông. Đây là dạng hỏa chất lỏng, thẩm thấu tốt, giúp việc thi công tương đối dễ dàng và hiệu quả. Có thể kéo dài hàng chục năm mà bạn không phải lo đối mặt với vấn đề chống thấm dột.

2.3 Chống thấm tầng hầm:

      Tầng hầm là phần nền móng của công trình nhiều tầng, được thiết kế phục vụ cho nhiều mục đích hoạt động khác nhau. Đây cũng là nơi chịu áp lực lớn nhất. Tầng hầm thấm dột, ẩm ướt sẽ làm giảm sự kiên cố, nhanh xuống cấp mang đến những nguy cơ tiềm ẩn nguy hiểm ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh, hoặc hư hỏng hàng hóa tại đó. Mặt khác tầng hầm phải đào sâu, dễ chạm đến các mạch nước ngầm nên nguy có thấm ngược lớn. Vì vậy yêu cầu chống thấm tầng hầm nhằm đảm bảo yếu tố mỹ quan, không gian khô ráo, sạch sẽ.

Vật liệu chống thấm tầng hầm

      Hiện nay sản phẩm chống thấm được tin dùng nhiều nhất phải kể đến vật liệu chống thấm sika, màng chống thấm khò nóng…. Khi lựa chọn những sản phẩm này bạn cũng cần chú ý đến phương pháp thi công chống thấm tầng hầm nhằm mang lại hiệu quả chống thấm triệt để lâu dài.

3. Một số vật liệu chống thấm thường gặp

3.1 SIKAPROOF MEMBRANE

  • Thông tin sản phẩm:
  • Khối lượng: 6kg
  • Hàm lượng rắn: 53 – 58%
  • Độ giãn dài cực đại: 600% (ASTM-D-412)
  • Độ cứng Shore A: 20 – 25 (ASTM_D-2240)

vật liệu chống thấm

Sikaproof membrane – vật liệu chống thấm sàn vệ sinh

  • Đặc điểm: Với đặc điểm là một loại màng lỏng gốc Bitum, mang đến khả năng chống thấm tối đa. Đây là một trong những loại vật liệu được nhiều đơn vị thi công lựa chọn.
  • Ứng dụng: Sử dụng chống thấm sàn nhà, sàn vệ sinh, hoặc ban công. Để sản phẩm được hiệu quả tốt nhất, thì người dùng nên quét làm 3 lớp để độ phủ được đảm bảo.

3.2 SIKATOP SEAL 107

  • Thông tin sản phẩm:
  • Khối lượng thể tích: ~1.02kg/lit
  • Cường độ kết dính: ≥5N/mm2
  • Độ dày của mỗi lớp: Tối đa 2mm
  • Cường độ uốn: ≥10N/mm2 (28 ngày)
  • Nhiệt độ thi công: Tối thiểu 8°C tối đa 40°C

Sikatop seal 107 >> Xem thêm các loại sơn chống thấm

  • Đặc điểm: Thành phần chính là gốc xi măng, nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về khả năng bám dính.
  • Ứng dụng: Không chỉ làm tốt trong việc chống thấm tường nhà mà còn được lựa chọn nhiều cho bề mặt tường hoặc sân. Thêm vào đó, những chiếc bồn cây khi cần chống thấm người ta cũng sử dụng vật liệu này.

3.3 MASTERSEAL 540

  • Thông tin sản phẩm:
  • Trọng lượng: 10kg

vật liệu chống thấm

Một số sản phẩm chống thấm chuyên dụng

  • Đặc điểm: Đây là một loại vữa chống thấm vô cùng hiệu quả vừa chống thấm tốt lại còn bảo vệ được độ đàn hồi của bề mặt sàn.
  • Ứng dụng: Với đặc điểm như vậy, vật liệu chống thấm Masterseal 540 được sử dụng cho sàn nhà vệ sinh hoặc sàn mái,  không chứa hóa chất độc hại. Vậy nên bạn có thể sử dụng để chống thấm bể nước ăn cũng rất tốt.

3.4 PLASTIC DRAINAGE BOARD – PALLET

  • Thông tin sản phẩm:
  • Chất liệu: nhựa chống thấm
  • Kích thước: tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng
  • Xuất xứ: Hàn Quốc
  • Kích cỡ phễu dạng: THK 30, 45, 70, 120mm

Nhựa chống thấm nhanh chóng, hiệu quả và dễ sử dụng

  • Đặc điểm:
  • Không chỉ giúp chống thấm nhanh chóng, hiệu quả mà còn dễ sử dụng nữa. Bạn chỉ cần đặt tấm Pallet trên vị trí cần chống thấm với khối lượng nhẹ và gọn, nên cũng không quá vất vả trong quá trình lắp đặt.
  • Nó sẽ giúp việc thoát nước ngầm nhanh chóng, cũng như thiết kế phù hợp trong việc chống thấm tầng hầm. Bởi có thể chịu tải trọng nặng, mà không lo bị biến dạng.

3.5 RS-3000

  • Thông tin sản phẩm:
  • Dạng: dung dịch
  • Màu sắc: Trắng
  • Thể tích: 18l/thùng

Chống ô nhiễm và cháy nổ vô cùng tốt

  • Đặc điểm: Ưu điểm lớn nhất của loại vật liệu này chính là chống ô nhiễm và cháy nổ vô cùng tốt. Sản phẩm không chứa những hóa chất độc hại nên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường.

4. Quy trình chung cho việc thi công và vật liệu chống thấm

      Dù là loại vật liệu nào, thì cũng có 1 cách thi công chung cho những công trình đó. Cụ thể như:

  • Vệ sinh sạch sẽ bề mặt, đục bỏ những phần bê tông thừa để tạo mặt phẳng
  • Với những khe nứt bê tông, cần phải được đục hình chữ V, độ sâu tối thiểu 12mm
  • Sau đó vá bằng các vật liệu chống thấm để độ đàn hồi được cao hơn.
  • Dùng máy tạo độ phẳng cho bề mặt công trình, vệ sinh bằng chổi sắt sạch sẽ lớp bụi bẩn mục đích để tăng độ bám cho những vật liệu dạng màn hoặc phun, quét.
  • Sau khi những vết trám vá đã khô, ta tiến hành thi công chống thấm.

      Trên đây Vạn An Group đã chia sẻ những thông tin cơ bản về vật liệu chống thấm cũng như những sản phẩm chống thấm tốt trên thị trường hiện nay cho Quý đọc giả cùng tham khảo.

      Chúc các bạn thành công!

5/5 (1 Review)